Từ “probiotic” được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa tiếng Anh là “for life” nghĩa là “dành cho cuộc sống”.
Probiotics là “vi sinh sống trong đó khi được quản lý phù hợp về mật số đem lại lợi ích cho sức khỏe trên vật chủ (FAO 2001).”
Suốt các năm qua, rất nhiều định nghĩa khác đã được đề nghị, nhưng định nghĩa này từ FAO được nhất trí cao.
Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa.
Các nhà khoa học mỗi ngày hiểu biết nhiều hơn về vai trò của vi khuẩn trong việc giữ cho sức khỏe con người và nhiều lợi ích về sức khỏe liên quan đến sử dụng đúng loại hình và mức độ của vi sinh sống.
Lợi ích của việc sử dụng Probiotic:
Probiotic còn được sử dụng nhiều trong việc làm sạch ao trong nuôi trồng thuỷ sản. Các vi khuẩn sống sử dụng trực tiếp hoặc phân huỷ các vật chất hữu cơ hoặc các chất gây độc, giúp cải thiện chất lượng nước. Trong quá trình phát triển, các vi sinh vật này sản sinh ra rất nhiều loại enzyme như: amylase, protease, lipase, phytase và cellulase với hàm lượng cao. Các vi khuẩn này có sức chịu đựng tốt với độ biến động lớn về: nhiệt độ, pH. Trong lúc việc sử dụng kháng sinh đã bị hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản do việc tồn đọng kháng sinh trong cơ thể vật nuôi. Vì vậy, sử dụng probiotic giúp hạn chế ảnh hưởng của virus, vi khuẩn và giúp vật nuôi khỏe mạnh, hấp thụ thức ăn tốt, cạnh tranh môi trường sống của các vi khuẩn có hại.
Ngoài việc ứng dụng trong xử lý môi trường, việc sử dụng probiotic là một giải pháp thay thế kháng sinh có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhờ các ưu điểm sau:
- Cạnh tranh môi trường sống với các vi khuẩn có hại, từ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Tăng cường khả năng tiêu hoá, giúp hấp thu thức ăn tốt hơn.
- Giảm hàm lượng cholesteron.
- Giúp ngăn chặn những chỗ loét trong hệ thống tiêu hóa.
- Cải thiện sự dung nạp lactose trong hệ thống tiêu hóa.
- Tăng cường miễn dịch.
- Giảm sự hoạt động của các fecal enzymes (β-glucuronidase, azoreductase, nitroreductase, and 7-α-dehydrogenase) là nguyên nhân phát triển tế bào ung thư.
- Giảm nhiễm độc gan.
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ
Khoa học công nghệ hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật nhất là công nghệ nano. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ này đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của loài người.