Ngày đăng: 12/06/2020  

Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Trước thực trang ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngày một nghiêm trọng đặc biệt do lượng thức ăn dư thừa, phân và các hóa chất, kháng sinh sử dụng quá liều đọng lại dưới đáy ao. Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lầu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối sinh ra các khí độc như NH3, H­­2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus., các loại nấm và nguyên sinh động vật Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển như Mỹ, chế phẩm sinh học trong môi trường nuôi trồng thủy sản được ứng dụng trực tiếp là một giải pháp mang lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, tạo nên tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới.



Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường. Điều này hoàn toàn khác với phương pháp sử dụng các chất hóa học và kháng sinh gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh là một trong những ứng dụng chính trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học phối trộn, thay thế cho việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh góp phần tạo ra môi trường nuôi trồng an toàn, hiệu quả và lâu dài.

Thành phần chủ yếu của chế phẩm sinh học là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống, được tuyển chọn, tối ưu hóa bằng công nghệ cao để đưa ra các dòng chế phẩm sinh học dạng bột, nước và hạt. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các loài bacillus, vi khuẩn lactic lactobacillus, bifidobacterium sp, nấm men saccharomyces cerevisiae, nitrosomonas, nitrobacter,...




Những bài liên quan
7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thứ

Probiotic trong nuôi tôm

Trong hai thập kỷ gần đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do nhu cầu tích cực của chúng khi hạn chế được việc sử dụng các phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì vi khuẩn không phù hợp có thể làm mất cân bằn

Quản lý rác thải vùng nuôi thủy sản bằng lồng bè: Người nuôi nâng cao nhận thức

Cùng với việc phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, nhận thức của người nuôi thủy sản trong quản lý rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường vùng nuôi để hạn chế dịch bệnh, cũng được nâng cao.

Các địa phương tập trung nuôi trồng thủy sản

Ngày 23/03, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước

6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

Việc xây dựng và duy trì chất lượng nước tốt trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ là chìa khóa quyết định cho một sự thành công lâu dài.



© 2020-2024 Nanomic - Developed by KhaLa