Ngày 23/03, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt hơn 45.000 tấn, tăng lần lượt gần 1.500 tấn và 500 tấn so với năm trước.
Theo Sở NN và PTNT Kiên Giang, năm 2021, tỉnh có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 136.000 ha, phấn đấu đạt sản lượng 98.000 tấn, với ba loại hình nuôi chủ yếu gồm: nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp 4.000 ha, tôm - lúa 104.500 ha, quảng canh cải tiến 27.500 ha…
Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang đã xây dựng nhiều mô hình nuôi cá ruộng tại các huyện: Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy; trong đó tập trung các đối tượng nuôi như cá rô đồng, cá lóc đồng, trê vàng… Năm 2021, Chi cục đề ra mục tiêu phát triển mô hình nuôi thủy sản trên ruộng theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả gắn với tiêu thụ và chế biến, toàn tỉnh sẽ phát triển khoảng 4.700 ha nuôi cá ruộng, tăng 30 ha so với năm 2020.
Theo Sở NN và PTNT Sóc Trăng, năm 2021, tỉnh đặt mục tiêu thả nuôi 51.000 ha tôm nước lợ (tôm sú 16.000 ha, tôm thẻ chân trắng 35.000 ha) với sản lượng ước đạt 172.000 tấn. Ðồng thời triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp người nuôi, doanh nghiệp trên địa bàn phát huy những lợi thế có sẵn, khắc phục khó khăn, ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh để hướng đến một vụ tôm thành công.
Ðến nay, huyện Bình Ðại (tỉnh Bến Tre) đã thả nuôi hơn 312 ha tôm biển thâm canh và bán thâm canh; trong đó tôm thẻ chân trắng 176,65 ha, tập trung tại các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Ðịnh Trung, Ðại Hòa Lộc, Thừa Ðức, Thạnh Trị... Theo kế hoạch năm 2021, nông dân trên địa bàn huyện sẽ thả nuôi 14.000 ha tôm biển, trong đó tôm thâm canh và bán thâm canh khoảng 5.000 ha; sản lượng thu hoạch ước đạt từ 12 đến 15 tấn tôm thương phẩm/ha.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, người dân đang tập trung nuôi hai đối tượng chủ lực là tôm hùm và các loại cá tại một số vùng nuôi trọng điểm thuộc huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh. Hiện trên địa bàn có 60.647 ô lồng nuôi tôm hùm, với sản lượng hàng năm hơn 1.500 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm xanh.
Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là 6.271 ha. Trong đó, nuôi quảng canh 711,2 ha, nuôi quảng canh cải tiến 5.174 ha, nuôi bán công nghiệp 137,5 ha, nuôi công nghiệp 249,8 ha). Công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản được thực hiện khá tốt.
Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu t
Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường.
Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thứ
Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Nanomic là sự hợp tác giữa Công nghệ Vi sinh tiên tiến của Nhật Bản và đối tác Việt Nam, nhằm tạo ra những sản phẩm sinh học chất lượng Nhật Bản phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi và nông nghiệp sạch tại Việt Nam
So với cùng kỳ năm ngoái, trong quý 1/2021, xuất khẩu thủy sản khá khởi sắc và cho kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 163 triệu USD, bằng 18,46% kế hoạch và tăng 8,31% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp xuất khẩu phấn khởi và tiếp tục tranh thủ nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm mở rộng thêm nhiều thị trường mới.