Toàn tỉnh hiện có khoảng 310 hộ nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, tập trung ở xã Nhơn Hải, Nhơn Châu, phường Ghềnh Ráng, Hải Cảng (TP Quy Nhơn) với 273 bè/hơn 3.500 lồng nuôi cá, mực, tôm hùm. Bên cạnh đó, còn có khoảng 10.000 m3 nuôi cá lồng trên các hồ chứa trong toàn tỉnh, tập trung tại các huyện Phù Cát, Vĩnh Thạnh và TX An Nhơn.
Ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT), cho hay: Trong nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, các loại rác thải qua quá trình sản xuất nuôi trồng như bao bì đựng thức ăn thủy sản, chai lọ đựng thuốc thú y thủy sản, rác thải sinh hoạt trên bè… xả thẳng xuống nước, lâu ngày sẽ gây ô nhiễm vùng nuôi. Việc kiểm soát được rác thải, nhất là rác thải nhựa trong nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ đảm bảo được môi trường vùng nuôi, hạn chế dịch bệnh trên thủy sản.
Ông Mai Phúc Trường, một hộ nuôi cá tại khu vực Hải Minh Trong, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), chia sẻ: Vùng nuôi này hiện có cả trăm bè với cả nghìn lồng nuôi nằm san sát nhau, nên việc thu gom rác thải trên lồng bè để hạn chế ô nhiễm vùng nuôi rất được chú trọng. Người nuôi dần chuyển sang sử dụng xô, can nhựa để đựng thức ăn cho cá, hạn chế sử dụng bì nhựa. Hằng ngày, người nuôi ra bè cho cá ăn thì vớt các loại rác thải như hộp xốp, bì nhựa, cây gỗ, quần áo, giày dép… do sóng đưa tấp vào lồng bè nuôi. Rác vớt lên được bà con thu gom đưa về cầu cảng cá Quy Nhơn đổ vào thùng.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Luật (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh), hộ nuôi cá tại hồ Định Bình, chia sẻ: “Nuôi cá bằng lồng bè trong lòng hồ ít lo chuyện thời tiết, nhưng môi trường nước cực kỳ quan trọng. Các loại rác thải, thức ăn thừa cho cá hằng ngày được các hộ nuôi gom lại, sau đó dùng ghe chở vào bờ để xử lý bằng cách chôn, đốt. Nhờ đó, môi trường nước ở vùng nuôi tại hồ này được giữ gìn sạch, dịch bệnh đối với cá nuôi ít xảy ra”.
Tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn), hiện có 12 bè/57.500 con tôm hùm của 26 hộ nuôi. Theo ngư dân nuôi tôm, mỗi lồng tôm hùm có trọng lượng từ 0,7 - 0,8 kg/con, tiêu thụ hơn 5 kg thức ăn hải sản tươi sống mỗi ngày. Với lượng thức ăn được đựng trong bì nhựa, cộng với các loại rác thải sử dụng hằng ngày trên bè, nếu không được thu gom mà xả thải ra biển sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. “Nghề nuôi tôm hùm đầu tư nhiều vốn, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm thì phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn. Bởi thế, khi cho tôm ăn, ngư dân nuôi tôm phải lặn xuống biển kiểm tra từng lồng nuôi, thu gom các loại rác thải trên lồng bè để đưa vào bờ đổ vào thùng rác; thức ăn thừa trong lồng được gom lại, đưa ra xa vùng nuôi. Khi vệ sinh lồng bè, ngư dân đưa về bờ để xử lý tại khu vực bãi biển do xã quy định và đóng phí vệ sinh cho xã”, ông Nguyễn Xuân Bá, Chi hội trưởng Chi hội nuôi tôm hùm xã Nhơn Hải, chia sẻ.
Ông Phạm Thanh Nhân nhấn mạnh: Nghề nuôi thủy sản nói chung, nuôi thủy sản bằng lồng bè nói riêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố môi trường. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải trong quá trình sản xuất của người nuôi, kể cả rác thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh vùng nuôi thủy sản, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, Chi cục thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương mở nhiều lớp tập huấn về nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với tuyên truyền để người nuôi hạn chế rác thải, giữ gìn vệ sinh vùng nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh trong nuôi thủy sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế...
Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường.
Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thứ
Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu t
Việc xây dựng và duy trì chất lượng nước tốt trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ là chìa khóa quyết định cho một sự thành công lâu dài.
Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 -16 tỷ USD vào năm 2030 và đến năm 2045 vào nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới.