Ngày đăng: 29/03/2021  

Gây màu nước cho ao nuôi tôm và những lưu ý



Trong nuôi tôm việc quản lý chất lượng nước rất quan trọng, trong việc quản lý tảo trong ao là quan trọng nhất, sau đây là những cách gây màu nước cho nuôi tôm thường được sử dụng.

Sử dụng phân hữu cơ gây màu nước:

 

Cách 1:

Theo công thức 2:1:2 (2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành).

Trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 - 3 ngày. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 3 - 4 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 - 40 cm). 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).

Cách 2:

Theo công thức 3:1:3 (3 kg mật đường + 1 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 3 kg bột đậu nành). Công thức này không cần nấu chín, trộn đều sau đó ủ kín trong 12 giờ. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 - 40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).

Sử dụng chế phẩm EM để gây màu nước


1. Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm EM
 

Đối với con nuôi thủy sản:

- Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của con nuôi với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

- Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn của con nuôi.

- Kích thích tăng trưởng của con nuôi.

- Tăng sản lượng và chất lượng.

- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với môi trường:

- Tiêu diệt các vi sinh vật gây ô nhiễm (H2S, SO2, NH3,…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, chuồng trại, ao nuôi,… sẽ khử mùi hôi nhanh chóng.

- Giảm số lượng ruồi, muỗi, côn trùng trong môi trường.

- Khử mùi rác hữu cơ và tăng tốc độ mùn hóa.

- Ngăn chặn quá trình gây thối, mốc trong bảo quản nông sản.

- Hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ.

2. Sản xuất EM2 từ EM gốc (nhằm hạ thấp chi phí sản xuất):
 

- Nguyên liệu (với thùng chứa 50L):

+ 1 kg mật đường

+ 2 kg cám gạo hoặc bột ngô

+ 10 g muối ăn

+ 1 lít EM gốc

+ 46 lít nước sạch khuẩn

- Cách sản xuất EM2

+ Vô trùng các thùng chứa

+ Lấy 46 lít nước ngọt, sạch khuẩn (nước sôi để nguội càng tốt)

+ Cho 1 kg mật đường, khuấy đều

+ Cho 2 kg cám gạo hoặc bột ngô, khuấy đều

+ Cho vào 10 g muối ăn, khuấy đều

+ Cho vào 1 lít EM gốc, khuấy đều

+ Đậy nắp ủ yếm khí trong thời gian 7 ngày

Với các thể tích lớn hơn (100L, 200L, 500L,…) thì tăng các loại nguyên liệu theo tỷ lệ tương ứng với tăng thể tích.

- Cách sử dụng:

+ Xử lý nước: 50 lít EM2/1.000 m3 nước

+ Xử lý đáy ao: 10 lít EM2/1.000 m2 đáy ao

+ Sử dụng định kỳ trong các ao nuôi: 50 lít EM2/1.000 m3 nước, trong tháng nuôi đầu 5 - 7 ngày/lần, tháng thứ 2 sử dụng 3 - 5 ngày/lần, tháng thứ 3 trở đi 2 - 3 ngày/lần.

+ Sử dụng xử lý mùi hôi thối: Dùng bình xịt phun EM2 trực tiếp lên bề mặt các nơi sinh ra mùi hôi thối.
 
 
 3. Sản xuất EM5 từ EM gốc:

- Nguyên liệu:

+ 1 lít EM gốc

+ 1 lít mật đường

+ 1 lít giấm

+ 2 lít rượu

- Cách tiến hành:

+ Dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn

+ Thứ tự cho các nguyên liệu vào: 2 lít rượu → 1 lít giấm → 1 lít mật đường → 1 lít EM gốc → khuấy đều → đậy kín.

+ Ủ yếm khí trong 3 ngày

- Cách sử dụng:

+ Xử lý đáy ao: 5 lít EM5/1.000 m2

+ Xử lý nước: 4 lít EM5/1.000 m3, định kỳ 7 ngày/lần, khi tôm lớn tăng số lần sử dụng.

+ Phòng và trị bệnh: Theo hướng dẫn ở phần cuối
 
 
 4. Sản xuất EM tỏi từ EM5:
 

- Nguyên liệu:

+ 1 lít EM 5

+ 1 kg tỏi xay nhuyễn

+ 8 lít nước sạch khuẩn (nước sôi để nguội càng tốt)

- Cách tiến hành:

+ Dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn

+ Thứ tự cho các nguyên liệu vào: 8 lít nước → 1 kg tỏi xay nhuyễn → 1 lít EM5 → khuấy đều → đậy kín.

+ Ủ yếm khí trong 24 giờ

- Cách sử dụng:

+ Phòng bệnh: 1 lít EM tỏi + 10 kg thức ăn, ủ sau 1 giờ, cho ăn định kỳ.

+ Trị bệnh: Sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 - 10 ngày, sau đó quay lại liều phòng.
 
 
 5. Sản xuất EM chuối từ EM2:
 

- Nguyên liệu:

+ 1 lít EM2

+ 1 kg chuối lột vỏ, xay nhuyễn

- Cách tiến hành:

+ Dùng bình có nắp đậy, sạch khuẩn

+ Thứ tự cho các nguyên liệu vào: 1 kg chuối lột vỏ xay nhuyễn → 1 lít EM2 → khuấy đều → đậy kín.

+ Ủ yếm khí trong 24 giờ

- Cách sử dụng:

1 lít EM chuối + 10 kg thức ăn, ủ sau 1 giờ, cho ăn liên tục.

Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh

- Không sử dụng chế phẩm vi sinh đồng thời với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn.

- Sử dụng đúng liều lượng, không nên theo quan niệm sử dụng càng nhiều càng tốt.

- Chế phẩm vi sinh dạng bột nên dùng nước của ao nuôi hòa tan và sục khí mạnh 2 - 4 giờ trước khi sử dụng để gia tăng sinh khối vi khuẩn.

- Chế phẩm vi sinh dạng nước nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng.

- Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 - 10h sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng oxy hòa tan cao.

- Cần định kỳ xử lý vi sinh để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm tàng trong ao.
 

Các yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh
 
 

- Oxy hòa tan: Vi khuẩn hiếu khí (Bacillus) và vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt (VK nitrat) phải đảm bảo lượng oxy hòa tan đầy đủ có hiệu quả sử dụng. Khi oxy hòa tan thấp sẽ sử dụng không có hiệu quả.

- Độ kiềm, độ mặn: nước có độ kiềm cao (80 - 150mg CaCO3/l) → pH ổn định, nước có độ kiềm thấp (50mg CaCO3/l) → pH dao động → hiệu quả sử dụng vi sinh giảm thấp. Độ mặn quá cao → gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh.

- Thời tiết: ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của tảo và màu nước → ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vi sinh. Sử dụng vi sinh tốt nhất vào buổi sáng trời trong.

- Dinh dưỡng: cần bổ sung C thì vi khuẩn nitrat mới thực hiện phản ứng khử N-NH3 → NO3 có hiệu quả.

* Thời gian và tần suất sử dụng:

- Nên sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ → hiệu quả cao.

- Từ giữa vụ đến cuối vụ sử dụng vi sinh → hiệu quả thấp.

- Đầu vụ 7 - 10 ngày sử dụng một lần, từ giữa đến cuối vụ 3 - 4 ngày sử dụng một lần.

* Liều lượng sử dụng:

- Sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Sử dụng quá nhiều → mất cân bằng sinh thái, DO giảm, vật nuôi bị kích ứng stress.

- Sử dụng quá ít → không đạt hiệu quả tốt.

* Nuôi cấy tăng sinh khối vi khuẩn:

- Một số chế phẩm vi sinh cần phải nuôi cấy để tăng số lượng vi khuẩn, cần nuôi cấy yếm khí để tránh tạp nhiễm.

- Một số chế phẩm vi sinh có mật số vi khuẩn cao không cần nuôi cấy tăng sinh khối có thể sử dụng trực tiếp vào ao nuôi. Tuy nhiên cần hòa vào nước và sục khí mạnh vài giờ trước khi tạt vào ao nuôi.

* Các nhân tố khác:

- Nguyên sinh động vật quá nhiều sẽ ăn vi khuẩn → mật độ vi sinh giảm thấp.

Sử dụng đồng thời chất diệt khuẩn, kháng sinh, thay nước,… sẽ giảm hiệu quả sử dụng vi sinh.

** Lưu ý với những ao nước đục cần thực hiện các biện pháp tổng hợp để trợ lắng cho ao nuôi rồi mới gây màu nước. 

Trên đây là một vài chia sẻ về cách gây màu nước trong ao nuôi tôm phổ biến. Hy vọng qua bài viết, bà con có thể có thêm kinh nghiệm để áp dụng một cách tốt nhất.

((Theo Tép bạc) Tép bạc)



Những bài liên quan
Nông dân với mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Ba huyện biển của tỉnh, gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại, có diện tích nuôi tôm biển chiếm trên 35 ngàn ha, trong đó có trên 11 ngàn ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Từ năm 2016 đến nay, hình thức nuôi tôm công nghệ cao (CNC) tại đây không ngừng phát triển.

Phát triển mô hình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, những năm gần đây, trên địa bàn Kiên Giang phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là nuôi tôm thẻ 2 và 3 giai đoạn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Giá một số loại thức ăn nuôi tôm tăng từ 1,69 - 5,03%

Theo thông tin từ các công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn thì giá một số loại thức ăn nuôi tôm từ đầu năm đến nay tăng từ 1,69 - 5,03% (trung bình 3,09% so với năm 2020), chủ yếu thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.

6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

Việc xây dựng và duy trì chất lượng nước tốt trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ là chìa khóa quyết định cho một sự thành công lâu dài.

Probiotic trong nuôi tôm

Trong hai thập kỷ gần đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do nhu cầu tích cực của chúng khi hạn chế được việc sử dụng các phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì vi khuẩn không phù hợp có thể làm mất cân bằn



© 2020-2024 Nanomic - Developed by KhaLa