Theo thông tin từ các công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn thì giá một số loại thức ăn nuôi tôm từ đầu năm đến nay tăng từ 1,69 - 5,03% (trung bình 3,09% so với năm 2020), chủ yếu thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.
Từ đầu năm đến nay tất cả các sản phẩm thức ăn tôm của các Công ty đều thông báo tăng giá từ 1.200 đồng/kg đến 1.900 đồng/kg. Tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam đều tăng giá thêm 1.500 đồng/kg từ ngày 1/3. Cụ thể, C.P.9920 01 bao 10kg hiện có giá 389.000 đồng; C.P.9922 01 bao 25kg có giá 972,500 đồng; …
Hay như Công ty TNHH Grobest Industrial (Việt Nam) cũng vừa có thông báo từ ngày ¼ tới sẽ chính thức tăng giá bán tất cả các sản phẩm thức ăn tôm thêm 1.200 đồng/kg (trư sản phẩm Gold Shield).
Trước đó, Công ty TNHH Tongwei Việt Nam có thông báo tăng giá bán thức ăn tôm từ ngày 5/2. Đối với hàng tôm thẻ phổ thông, tăng 1.200 đồng/kg; Đối với hàng tôm thẻ chất lượng cao, tôm sú, công năng, tăng trọng tăng 1.400 đồng/kg,…
Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, mà giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn nuôi tôm tăng từ 16 - 51% so với năm 2020.
Trong khi dịch Covid-19 kéo dài, nhiều nước đang cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi của chúng ta thực hiện việc giãn cách xã hội khiến nguồn cung nguyên liệu bị hạn chế gây mất cân đối cung cầu, thiếu hụt sản lượng khiến giá nguyên liệu các loại tăng rất cao. Mặt khác, thị trường khan hiếm tạo ra cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn tăng tỷ lệ chiết khấu cho các nhà phân phối góp phẩn đẩy giá thức ăn tăng cao. Hệ thống phân phối sản phẩm của các công ty sản xuất thức ăn qua nhiều kênh trung gian (Đại lý cấp 1, 2,...), chi phí bán hàng cao cũng đẩy giá thức ăn tăng lên đáng kể khi tới người nuôi.
Dự báo giá cả thị trường các vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm và giá tôm nguyên liệu trong thời gian tới vẫn ở mức cao do vẫn còn chịu tác động bởi ảnh hưởng của dịch covid-19.
Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu có thể khả quan so với năm 2020 (tăng hơn năm 2020 từ 15 -20%) do các nước sản xuất tôm chính: Ecuador, Án Độ, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc,... sản lượng tôm giảm do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19; torng khi Việt Nam sản xuất được tôm kích cỡ lớn hơn các nước khác và Mỹ bỏ thuế chống phá giá đối với một số doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra thì một số Hiệp định thương mại được ký kết và áp dụng có lợi cho ngành xuất khẩu tôm.
Trong nuôi tôm việc quản lý chất lượng nước rất quan trọng, trong việc quản lý tảo trong ao là quan trọng nhất, sau đây là những cách gây màu nước cho nuôi tôm thường được sử dụng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, những năm gần đây, trên địa bàn Kiên Giang phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là nuôi tôm thẻ 2 và 3 giai đoạn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ba huyện biển của tỉnh, gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại, có diện tích nuôi tôm biển chiếm trên 35 ngàn ha, trong đó có trên 11 ngàn ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Từ năm 2016 đến nay, hình thức nuôi tôm công nghệ cao (CNC) tại đây không ngừng phát triển.
Việc xây dựng và duy trì chất lượng nước tốt trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ là chìa khóa quyết định cho một sự thành công lâu dài.
Trong hai thập kỷ gần đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do nhu cầu tích cực của chúng khi hạn chế được việc sử dụng các phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì vi khuẩn không phù hợp có thể làm mất cân bằn