Ngày đăng: 30/03/2021  

Phát triển vùng chuyên canh giống cho ngành nuôi trồng thuỷ sản




Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu tư, hỗ trợ để phát triển và mở rộng.
 

Được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản với hơn 7.000 ha diện tích nuôi trồng; trong đó, có gần 80% diện tích nuôi cá nước ngọt truyền thống, những năm gần đây, xu hướng phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta tăng mạnh.
 

Phương thức chủ yếu của các mô hình là nuôi bán thâm canh và thâm canh (gần 4.000 ha) tập trung tại các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch và Sông Lô.
 

Bên cạnh các giống cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...), một số giống cá mới có năng suất và chất lượng tốt đã được chuyển giao vào nuôi như: Rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp; chép lai 3 máu; cá nheo Mỹ; cá lăng...


Trung bình mỗi năm cung cấp sản lượng thủy sản khoảng hơn 20.500 tấn. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 11.000 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản; trong đó, gần 10.000 hộ nuôi trên diện tích mặt nước, gần 20 hộ nuôi lồng, bè; gần 800 hộ và 10 cơ sở tham gia sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
 

Đến nay, đã hình thành một số mô hình nuôi thả thâm canh, quy mô lớn tại các xã, như: Phú Đa, Cao Đại, Tuân Chính (Vĩnh Tường); Nguyệt Đức, Liên Châu (Yên Lạc)...
 

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên với hệ thống ao nuôi và các hồ, đầm rộng, tại các xã Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến (Vĩnh Tường) đã hình thành khu vực chuyên sản xuất, cung cấp cá giống lâu năm, có uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
 

Là một trong số những địa phương có thế mạnh về cung cấp giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, xã Yên Lập (Vĩnh Tường) hiện có tổng diện tích nuôi trồng gần 97 ha với hơn 300 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu làm nghề sản xuất cá giống.
 

Trung bình mỗi năm, địa phương cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá giống các loại, trở thành một trong những trung tâm cung cấp cá giống cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản trong và ngoài tỉnh.
 

Để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng và cung cấp cá giống, chính quyền địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; chỉ đạo công tác dồn thửa đổi ruộng; nâng cấp hệ thống trạm bơm tưới tiêu; xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn...
 

Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã đầu tư mở rộng diện tích; nâng cấp hệ thống ao nuôi; áp dụng tiến bộ KHKT; phòng, chống dịch bệnh cho con giống; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm...; thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
 

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về "Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020", tỉnh hỗ trợ 70% chi phí mua cá giống mới, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha, không quá 2 ha/người sản xuất và không quá 2 lần/người sản xuất trong 5 năm cho người sản xuất nuôi cá thâm canh có quy mô từ 0,5 ha trở lên.
 

Chỉ đạo ngành Nông nghiệp triển khai chương trình hỗ trợ nuôi cá giống mới và hỗ trợ máy sục khí tạo oxy nuôi cá với mục tiêu giúp người dân tiếp cận với những đối tượng nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, thay đổi tư duy và tập quán sản xuất từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang hướng thâm canh, bán thâm canh có đầu tư hệ thống đồng bộ từ con giống, thức ăn, tới công tác quản lý môi trường.
 

Các ban, ngành chức năng phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân về phòng và trị bệnh cho cá giống.

 

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; năng suất, sản lượng nuôi trồng chưa cao; đầu ra chưa ổn định.
 

Phương thức chủ yếu vẫn là quảng canh và bán thâm canh sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong chăn nuôi là chính; vốn đầu tư cũng như trình độ kỹ thuật của người nông dân còn hạn chế.
 

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản của tỉnh chưa có quy hoạch cụ thể, nhất là quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất giống thủy sản; số lượng, quy mô các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng, cung ứng giống cho ngành thủy sản còn khiêm tốn; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; tính liên kết trong quá trình sản xuất còn lỏng lẻo...
 

Để ngành nuôi trồng thủy sản có điều kiện phát triển bền vững, thời gian tới, các cấp, các ngành liên quan cần tăng cường công tác tham mưu với tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản; trong đó quan tâm, chú trọng đến việc quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh giống thủy sản.
 

Từng bước đầu tư, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất thủy sản. Khuyến khích các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
 

Tăng cường công tác tập huấn, tích cực chuyển giao kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh trong sản xuất cá giống.
 

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, tiếp tục nhân rộng mô hình thí điểm để người dân mở rộng diện tích nuôi cá giống mới theo hướng thâm canh.
 

Khuyến khích người nuôi trồng thủy sản nghiên cứu, mạnh dạn đưa một số giống mới có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả cũng như giá trị cho ngành nuôi trồng thủy sản.

 
Việt Sơn ((Theo báo Vĩnh Phúc) báo Vĩnh Phúc)



Những bài liên quan
Các địa phương tập trung nuôi trồng thủy sản

Ngày 23/03, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước

Chế phẩm Sinh học trong nuôi trồng Thủy sản

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và  chấp nhận rộng rãi  trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường.

7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thứ

Giới thiệu chung

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Nanomic là sự hợp tác giữa Công nghệ Vi sinh tiên tiến của Nhật Bản và đối tác Việt Nam, nhằm tạo ra những sản phẩm sinh học chất lượng Nhật Bản phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi và nông nghiệp sạch tại Việt Nam

Quan trắc các vùng chuyên nuôi thâm canh

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trương Văn Giang thông tin chiều 24/3, đây là là hoạt động thường xuyên nhằm tránh dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).



© 2020-2024 Nanomic - Developed by KhaLa