So với cùng kỳ năm ngoái, trong quý 1/2021, xuất khẩu thủy sản khá khởi sắc và cho kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 163 triệu USD, bằng 18,46% kế hoạch và tăng 8,31% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp xuất khẩu phấn khởi và tiếp tục tranh thủ nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm mở rộng thêm nhiều thị trường mới.
Có thể nói, chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thu hút hàng ngànlao động tham gia sản xuất. Trong những năm qua, thế mạnh kinh tế này khôngngừng giữ vững tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá nhanh. Nếu năm 2015,kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 447 triệu USD thì đến năm 2020 đã vượt lêncon số trên 785 triệu USD, với tốc độ tăng bình quân trên 11%/năm. Ngay cả khiđối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng năm 2020 xuất khẩuthủy sản vẫn tăng 11,24% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng con tôm đông lạnh đạt72.480 tấn và tăng 10,27% so với cùng kỳ.
Từ sau tết Nguyên đán 2021 cho đến nay, xuất khẩu thủy sản đã bước sang giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tiếp tục tăng trưởng khá cao. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tăng 8,31% so với cùng kỳ (chỉ đạt 2,7%) và chủ yếu tập trung vào mặt hàng con tôm.
Có được kết quả đó, phải ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc năng động vượt khó và cố gắng duy trì tốt các thị trường xuất khẩu truyền thống để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông... Đồng thời, tiếp tục mở rộng thêm các thị trường mới nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA mang lại.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường trong 3 tháng đầu năm nay phát triển khá ấn tượng và nhiều doanh nghiệp đã mở thêm các thị trường mới, đặc biệt các thị trường này nhập hàng rất mạnh như: thị trường Úc tăng đến hơn 110% so với cùng kỳ, thị trường Nga tăng hơn 100%, thị trường Chi-lê tăng trên 350% và thị trường Campuchia tăng gấp 30 lần. Sự hồi phục này cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng cao, giá bán sản phẩm cũng ổn định và nhiều mặt hàng chế biến sâu từ con tôm cũng mang lại giá trị cao hơn so với cùng kỳ.
Một tin vui cho ngành Thủy sản xuất khẩu trong những tháng đầu năm nay là Hoa Kỳ đã ra thông báo hủy quyết định áp thuế tôm xuất khẩu đối với những tập đoàn xuất khẩu lớn của Việt Nam, nên các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh cũng trực tiếp được hưởng lợi từ quyết định này. Thêm vào đó, thuế nhập khẩu của con tôm vào thị trường EU sẽ được giảm trừ mức thuế cơ bản từ 12 - 20% xuống còn 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và đây sẽ là cơ hội cho ngành chế biến thủy sản bứt phá trong tương lai gần. Đồng thời, phát huy và khai thác tốt nguồn nguyên liệu vốn rất dồi dào khi nhiều dự án nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đang được tập trung đẩy mạnh trong năm 2021.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong năm 2021 Bạc Liêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 886 triệu USD (trong đó riêng xuất khẩu tôm đạt 860,88 triệu USD). Để hoàn thành mục tiêu này, trong tháng 4/2021, Sở Công thương sẽ tập trung thông tin về thị trường để các doanh nghiệp yên tâm, chủ động trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Bên cạnh đó, sẽ tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của tỉnh.
Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 -16 tỷ USD vào năm 2030 và đến năm 2045 vào nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới.
Ngày 23/03, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước
Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu t
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030.
Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường.