Nghề nuôi cá lồng trên sông tại Quảng Bình trong những năm qua có sự phát triển về chủng loại nuôi, số lượng lồng cá và giá trị kinh tế khá cao.
Tuy nhiên, do chưa làm tốt công tác quy hoạch và bảo đảm đầu ra, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố khác cho nên nghề nuôi cá lồng còn gặp khó khăn. Vì vậy, để phát triển bền vững, cần có các giải pháp hiệu quả mang tính đột phá.
Tỉnh Quảng Bình có nhiều sông và điều kiện môi trường phù hợp phát triển nuôi thủy sản, trong đó có nghề nuôi cá lồng. Nghề này cần vốn không lớn, cách nuôi đơn giản cho nên hầu hết người dân hai bên bờ sông đều có thể làm. Tuy nhiên, do "mạnh ai nấy nuôi" và chưa tính đến các yếu tố khác khiến hầu như năm nào, nghề nuôi cá lồng ở Quảng Bình cũng gặp khó khăn.
Huyện Bố Trạch có sông Chày và sông Son chảy qua với chiều dài hàng chục ki-lô-mét, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nuôi cá lồng. Trước đây, UBND huyện có đề án phát triển nghề nuôi cá lồng, khuyến khích người dân ở các xã dọc sông Son như thị trấn Phong Nha, hai xã Hưng Trạch, Liên Trạch chuyển sang nghề mới này. Các giống cá được nuôi chủ yếu là trắm cỏ, mè và gần đây có thêm loài "đặc sản" là cá chình. Từ khi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và du lịch phát triển mạnh thì nghề nuôi cá lồng ở Phong Nha có những khởi sắc, người nuôi cá có nguồn thu nhập khá. Toàn huyện Bố Trạch hiện có 1.125 lồng cá các loại và chủ yếu nuôi trên lưu vực sông Son; trong đó, thị trấn Phong Nha có 694 lồng cá với 370 hộ nuôi, xã Hưng Trạch có 286 lồng và xã Liên Trạch có 145 lồng. Các địa phương thành lập câu lạc bộ nuôi cá lồng, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn cá, liên kết tạo thương hiệu "cá trắm sông Son".
Ở phía tây bắc tỉnh, nhiều hộ dân ở huyện Tuyên Hóa đầu tư nuôi cá lồng trên sông Gianh với số lượng hiện nay là 409 lồng. Nghề nuôi cá lồng những năm qua mang lại hiệu quả kinh tế, làm thay đổi cuộc sống nhiều hộ gia đình vốn làm nghề sông nước.
Chúng tôi về xã Châu Hóa, nơi được coi là "thủ phủ" nuôi cá lồng của huyện Tuyên Hóa. Ông Hoàng Văn Minh ở thôn Kinh Châu cho biết, gia đình đang nuôi bốn lồng cá, chủ yếu là cá trắm cỏ và cá lăng chấm, mỗi lồng nuôi 300 con cá. Dịp Tết vừa qua, gia đình ông bán hơn tám tạ cá các loại, giá bình quân 100 nghìn đồng/kg.
Nếu ở nửa phía trên của sông Gianh, người dân Tuyên Hóa nuôi cá nước ngọt thì nửa phía dưới, cá thả nuôi trong lồng là các giống cá nước lợ để phù hợp điều kiện tự nhiên của dòng nước. Cồn Sẻ là thôn cồn bãi nằm giữa sông Gianh cho nên cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, ông Nguyễn Văn Chủy, một người dân trong thôn học hỏi kinh nghiệm ở nơi khác về làm lồng nuôi cá ở đoạn sông chảy qua trước nhà, từ đó nghề nuôi cá lồng ở vùng cồn bãi này ra đời. Hiện, toàn thôn Cồn Sẻ có hơn 400 lồng cá. Ông Mai Tuyến, người có nhiều lồng cá nhất thôn, chia sẻ, mỗi lồng cá rộng từ 16 đến 25 m2, chi phí từ 50 đến 80 triệu đồng tùy vào loại vật liệu làm. Người dân thường chọn gỗ táu để làm khung lồng trên dàn phao đã được kết với nhau. Chung quanh có hai lớp lưới để cá không thể chui ra. Trên mỗi lồng cá, sau khi lát sàn bằng gỗ chắc chắn, người dân làm thêm lán để thuận lợi cho chăm sóc, bảo vệ cá. Cá nuôi lồng ở Cồn Sẻ chủ yếu là cá chẻm, mè kẻ, hồng mỹ, vược. Cá nuôi chừng một năm là xuất bán, trọng lượng đạt hơn 2 kg/con. Ông Mai Tuyến đưa chúng tôi đến lồng cá lớn. Sau một lúc kéo lưới, ông lấy vợt bắt một con cá vược khá lớn. "Con này khoảng 3 kg, còn sót lại sau khi tôi bán cá đợt Tết. Hiện lứa cá mới vừa được thả nuôi. Bình quân mỗi lồng thu từ 700 đến 800 kg cá. Giá bán thấp nhất là 100 nghìn đồng/kg, mỗi lồng có nguồn thu từ 75 đến 80 triệu đồng. Trừ chi phí, một lồng cá có lãi từ 20 đến 25 triệu đồng/năm" - ông Tuyến nói.
Tuy nhiên, nhiều chủ lồng cá cho biết, dù mang lại hiệu quả song nghề nuôi thủy sản này khá bấp bênh do dịch bệnh, vào cao điểm thu hoạch thì thiếu nơi tiêu thụ, bị ép giá. Ðó là chưa kể người nuôi bị thiệt hại lớn sau mỗi đợt bão lũ và cá chết do nước các sông nhiễm mặn vào mùa hè.
Nghề nuôi cá lồng trên sông tại Quảng Bình xuất hiện đã lâu nhưng chưa có sự đột phá về giá trị kinh tế. Mới đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động du lịch tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng bị "đóng băng" khiến người nuôi cá lồng trên sông Son phải kêu gọi "giải cứu" thì ngành chức năng và chính quyền địa phương mới "giật mình" khi chưa có một quy hoạch bài bản cho ngành thủy sản quan trọng này.
Ðể giúp người nuôi cá trên sông Son tháo gỡ khó khăn trước mắt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh động viên, phối hợp các doanh nghiệp, nhà hàng tại TP Ðồng Hới hỗ trợ mua cũng như kêu gọi, vận động cán bộ nhân viên trong ngành và người dân ủng hộ tiêu thụ sản phẩm cá trắm. Tuy nhiên, việc cốt lõi là xây dựng chuỗi đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cá trắm sông Son thì chưa được đề cập tới. Chi cục trưởng Thủy sản Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết, lĩnh vực nuôi cá lồng trong tỉnh gần như do người dân tự lo, vai trò quản lý, hỗ trợ của ngành nông nghiệp chưa rõ. Mỗi năm, Chi cục Thủy sản phối hợp địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng cho người dân, rồi cũng có thống kê báo cáo số lượng hằng năm. Song để có những đánh giá, nhận xét cụ thể, khách quan về nghề nuôi cá lồng Quảng Bình thì chưa có. Ở các vùng nuôi, còn nhiều bất cập như thủ tục giao mặt nước cho người nuôi gặp khó khăn, hộ nuôi thiếu vốn đầu tư, ô nhiễm môi trường khi nuôi…
Ông Mai Tuyến, ở thôn Cồn Sẻ chia sẻ, ở vùng nuôi cá lồng này, người dân phải tự mang cá đi bán tại các chợ chứ chưa có doanh nghiệp hay thương lái nào đến đặt mua với số lượng lớn. Và cũng chỉ biết đi bán cá tươi chứ chưa biết chế biến cá ra sao để đẩy mạnh khâu tiêu thụ và nâng cao giá trị của sản phẩm.
Chi cục trưởng Thủy sản Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết, để nghề nuôi cá lồng sông Gianh phát triển bền vững, trước hết phải có quy hoạch vùng nuôi phù hợp, bảo đảm nguồn nước trong cả vụ nuôi; người nuôi cần tuân thủ các quy định về giống cá, biện pháp kỹ thuật; hỗ trợ người nuôi cá thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản. Còn theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa Ðinh Xuân Thương, nghề nuôi cá lồng trên sông Gianh bị ảnh hưởng lớn trong mùa mưa lũ, do vậy, chính quyền phải hỗ trợ người nuôi kỹ thuật làm và biện pháp gia cố lồng bè để vượt lũ, bảo đảm an toàn.
Khai thác lợi thế từ các con sông trong tỉnh, người dân nhiều nơi tại Quảng Bình đã tìm được hướng đi phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao đời sống. Song, để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, cần có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, những năm gần đây, trên địa bàn Kiên Giang phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là nuôi tôm thẻ 2 và 3 giai đoạn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu t
Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 29/012021 của Tỉnh ủy phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉnh phát triển hơn 4 ngàn héc-ta nuôi tôm biển công nghệ cao (CNC) và đến năm 2030 là 5 ngàn héc-ta.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trương Văn Giang thông tin chiều 24/3, đây là là hoạt động thường xuyên nhằm tránh dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ