Ngày đăng: 30/03/2021  

Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản



 


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030.
 

Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch là tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
 

Mục tiêu cụ thể là chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi; các bệnh ở cá tra nuôi đảm bảo diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi; chủ động phòng bệnh, khống chế một số bệnh nguy hiểm ở tôm hùm, bảo đảm số tôm hùm nuôi bị bệnh thấp hơn 15% tổng diện tích nuôi; ở ngao/nghêu, tu hài, hàu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.
 

Bên cạnh đó, chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên các đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng; ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhận gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.
 

Kế hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng thêm ít nhất 30 cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
 

Để phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành, Kế hoạch đề ra một số giải pháp như: Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định; áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP…); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; xem xét, sử dụng vaccine để chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản để giảm thiểu sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản…
 

Kế hoạch cũng đề ra các giải pháp khác như: Kiểm soát, ngăn chặn, nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các biện pháp như kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản; tổ chức giám sát chủ động, giám sát bị động. Cũng theo Kế hoạch, sẽ tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản; tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản…
 

Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát bao gồm: Các bệnh nguy hiểm đang lưu hành trên tôm (bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, vi bào tử trùng)...

 
((Theo Tép bạc) Tép bạc)



Những bài liên quan
Phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản đến năm 2030

Theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 434/QĐ-TTg (Quyết định 434): Mục tiêu chung của Kế hoạch là tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn

Các địa phương tập trung nuôi trồng thủy sản

Ngày 23/03, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước

Phát triển vùng chuyên canh giống cho ngành nuôi trồng thuỷ sản

Phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng trong tỉnh đã và đang phát triển nghề sản xuất, cung ứng giống cho ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, diện tích, quy mô và số lượng các cơ sở cung cấp giống cho ngành thuỷ sản ở tỉnh ta vẫn còn hạn chế, cần có sự đầu t

Chế phẩm Sinh học trong nuôi trồng Thủy sản

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được ứng dụng và  chấp nhận rộng rãi  trong việc khống chế dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch, và xử lý môi trường.

Khởi sắc thị trường xuất khẩu thủy sản

So với cùng kỳ năm ngoái, trong quý 1/2021, xuất khẩu thủy sản khá khởi sắc và cho kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 163 triệu USD, bằng 18,46% kế hoạch và tăng 8,31% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp xuất khẩu phấn khởi và tiếp tục tranh thủ nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm mở rộng thêm nhiều thị trường mới.



© 2020-2024 Nanomic - Developed by KhaLa